Chassis Supermicro CSE-815TQ-563CB (Rack 1U / 560W Gold)

Giá: 9,999,000 VNĐ

Thông tin sản phẩm

Mã hàng: CSE-815TQ-009
Bảo hành: 36 Tháng
Hãng sản xuất: Supermicro
Xuất xứ: Chính Hãng

Mô tả sản phẩm

13.68" x 13" and ATX 12" x 10", E-ATX 12" x 13"
4 x 3.5" hot-swap SAS/SATA drive bay with SES2
SAS or enterprise SATA HDD only recommended
4-port 1U TQ backplane (W/ enclosure management), support up to 4x 3.5-inch SAS/SATA HDD
1U 560W/600W Multi-output power supply Gold level, 24Pin output

Mô tả chi tiết  
Hãng sản xuất Supermicro
Chủng loại CSE-815TQ-563CB (SuperChassis 815TQ-563CB)
Hình thức 1U chassis
Kích thước (H x W x D) (mm) 43x437x650
Trọng lượng 16.33kg
Chuẩn Mainboard 13.68" x 13" and ATX 12" x 10", E-ATX 12" x 13"
Khe cắm mở rộng 1 full-height & full-length expansion slot(s) (Riser Card Required)
Khay ổ quang Optional 1 x Slim DVD-ROM Drive
Khay 3.5'' 4 x 3.5" hot-swap SAS/SATA drive bay with SES2
SAS or enterprise SATA HDD only recommended
Bảng nối đa năng (backplane) 4-port 1U TQ backplane (W/ enclosure management), support up to 4x 3.5-inch SAS/SATA HDD
Nút Power On/Off button
System Reset Button
Leds 2 Network Activity LEDs
Fan Fail/System Over Heat LED
HDD activity LED
Power Status LED
Cổng kết nối phía trước 2x USB & DB9 COM port tray
Quạt 4 x 4cm heavy duty counter-rotating with optimal fan(s) speed control
Optional 2 x fan for PCI card cooling
Nguồn 1U 560W/600W Multi-output power supply Gold level, 24Pin output
Hiệu năng 92%
Tổng công suất đầu ra và đầu vào 560W with Input 100 - 180Vac
600W with Input 180 - 240Vac
Tần số đầu vào AC 50-60Hz
Kích thước (L  x W x H) 279.4 x 76 x 40.4 mm
Kiểu đầu ra 24pin ATX

Giới Thiệu Chassis Supermicro CSE-815TQ-563CB

Chassis là gì? Cách chọn mua chassis phù hợp cho máy chủ server

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua máy chủ để quản lý website hay lưu trữ thông tin, dữ liệu cho doanh nghiệp thì không thể không biết chassis là gì. Chassis server, hay còn gọi là case server, là một trong những thông số quan trọng cần cân nhắc trước khi lựa chọn máy chủ. Vậy vì sao chassis server lại quan trọng, nó bao gồm những loại nào và làm sao để lựa chọn chassis cho phù hợp với doanh nghiệp? Hãy cùng Vlink Computer tìm hiểu nhé!

Vậy chassis là gì? Có vai trò ra sao?

Chassis, còn được gọi là case server hay case máy chủ, là một thiết bị bao bọc bên ngoài các thiết bị khác của máy tính, dùng để bảo vệ các phần cứng bên trong máy như Ram, CPU, ổ đĩa, Mainboard... Hiểu đơn giản, chassis là thùng máy để chứa đựng và bảo vệ các thiết bị điện tử bên trong máy chủ. Với máy tính để bàn ta hay sử dụng, chassis thường được gọi là Case hay thùng máy tính...

Các thông số kỹ thuật của chassis server bao gồm:

- Form Factor: là các thông tin mô tả về hình dáng, kích thước của một server. Ví dụ như tower server, blade server, rack 1U, rack 2U,… Bạn có thể đọc phần tiếp theo của bài để hiểu rõ hơn những thông số này nhé.

- Power Supply: là nguồn điện cần thiết để chassis server hoạt động bình thường. Tuỳ vào từng loại máy chủ sẽ có các nguồn điện tương ứng như 260W, 420W, 500W, …

- Dimensions: thể hiện kích thước của case server theo dạng W (Width ) x H (Height ) x D (Depth), tức là chiều rộng x chiều cao x chiều sâu.

- Drive bays: cho biết số lượng khe để lắp đặt các ổ đĩa cứng và các ổ đĩa khác.

Khe 3.5": là khe tiêu chuẩn dành cho các linh kiện server có kích thước 2.5" và 3.5" như HDD, FDD, ZIP... thường có từ 2 đến 6 khe cắm trong vỏ máy.

Khe 5.25": là khe tiêu chuẩn dành cho các linh kiện có kích thước 5.25" như ổ CD, DVD, Function Panel...

Vậy công dụng của chassis là gì? 

Như đã đề cập, case server cung cấp khả năng chứa đựng và bảo vệ các thiết bị quan trọng của máy chủ nên ta cần lựa chọn loại case cho phù hợp với không gian làm việc. Nhưng trước khi quyết định nên chọn loại nào thì bạn cần biết chassis bao gồm những loại nào.

Các chủng loại của chassis là gì?

Dựa vào hình dạng và kích thước có thể chia chassis server ra làm 3 loại bao gồm Tower server, Rackmount server, và Blade server. Sự khác biệt giữa 3 loại chassis là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé:

- Tower server

Là loại case server có dạng đứng tương tự như các thùng máy cho máy tính để bàn Nó có vai trò giúp bảo vệ và cố định các thiết bị linh kiện bên trong máy chủ. Tower server được thiết kế nhằm tạo cảm giác quen thuộc như máy tính bàn khi sử dụng server.

Dạng chassis này chủ yếu dành cho các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức hay các cá nhân có nhu cầu sử dụng tầm 1, 2 server.  Khi vận hành, Tower server sẽ êm ái, ít tiếng ồn hơn so với các dòng khác vì thế nó thích hợp để được đặt tại các văn phòng làm việc. Tuy nhiên, hiệu năng làm việc của chúng có phần lép vế hơn khi so sánh với rack server.

- Rackmount server hay còn gọi là Rack server

Server Rack cũng có nhiệm vụ chứa đựng và bảo vệ các thiết bị quan trọng như RAM, CPU... bên trong máy chủ. Rack server có hình dạng nằm ngang thay vì đứng như Tower server, nó có nhiều giá đỡ bên trong, có thể được lắp vào những chiếc tủ (gọi là tủ rack) và bạn có thể kéo vào, kéo ra như một cái hộc tủ thông thường.

Loại chassis này có những kích thước phổ biến như server rack 1U, 2U hay 4U,… Với U là đơn vị đo lường kích thước cho loại case này, trong đó 1U tương đương với 1.75 inch (4.45 cm). Các Rack server 1U với kích thước nhỏ gọn sẽ giúp tiết kiệm không gian lắp đặt máy hơn, nhưng về hiệu năng, tính tương thích, cũng như khả năng mở rộng sẽ không sánh bằng các Rack server 2U, 4U. Điển hình như Server rack 4U có thể hỗ trợ lên tới 4 vi xử lý chip CPU trên một máy chủ, nhưng đổi lại không gian lắp đặt máy sẽ rất khó khăn, bất tiện vì kích thước lớn.

- Blade server

Đây là một dạng chassis server có kích thước nhỏ, được gắn vào một Rack server. Mỗi server blade là một hệ thống máy chủ độc lập, có mainboard, CPU, RAM, ổ cứng,… riêng biệt, nó được thiết kế để triển khai các hệ thống máy chủ số nhiều.. Blade server là một loại case mới thay thế cho những thiết kế truyền thống như hai loại trên. Nó có kích thước rất gọn nhẹ và dễ dàng lắp đặt.

Người quản lý server có thể dùng phần mềm hệ thống để kết nối các blade server lại thành một server cluster (cụm máy chủ). Trong đó, các blade server được kết nối nhằm cung cấp một môi trường mạng tốc độ cao, cũng như chia sẻ tài nguyên và phục vụ cùng một cơ sở người dùng.

Ngoài ra, với blade server, bạn có thể dễ dàng thay thế chúng khi hệ thống đang hoạt động và vì vậy tiết kiệm được thời gian bảo trì hơn. Bởi loại chassis này có khả năng hot-swap (khả năng tháo gỡ và thay thế các bộ phận của một chiếc máy tính trong khi hệ thống vẫn đang chạy.

Cách thức để chọn chassis là gì?

Tùy vào nhu cầu và điều kiện của từng cá nhân, doanh nghiệp sẽ có cách lựa chọn chassis server sao cho phù hợp. Vậy các tiêu chí để lựa chọn chassis là gì? Đó là dựa vào hình dạng, kích thước và thương hiệu của chúng.

Với các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu khoảng 1 đến 2 server thì chỉ cần sử dụng chassis loại Tower. Vì loại này được thiết kế để tiết kiệm chi phí và tạo cảm giác quen thuộc, dễ sử dụng như các thùng máy tính để bàn thông thường.

Với các doanh nghiệp có hệ thống máy chủ lớn hơn, thì việc sử dụng chassis máy chủ loại Rack server là hợp lý. Bởi loại chassis này có khả năng hot-swap, tức là bạn có thể thay thế, lắp đặt các bộ phận của máy tính khi nó vẫn đang chạy.

Nếu các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng hệ thống máy chủ dày đặc, thì Blade server nên được sử dụng. Loại chassis này giúp cho máy chủ có kích thước nhỏ gọn, rẻ tiền hơn những hệ thống máy khác nhưng hiệu năng lại vô cùng mạnh mẽ.

Về các hãng sản xuất chassis máy chủ, có khá nhiều hãng nổi tiếng như Supermicro, APTtek,  Intel, IBM… Chassis của IBM hay Intel có điểm mạnh về chất lượng, đồng bộ cả hệ thống nhưng đổi lại giá thành khá đắt, khó tìm được linh kiện đồng bộ khi muốn nâng cấp. Case server của Supermirco thì được sử dụng phổ biến nhất do chất lượng tốt, độ bền cao, chi phí hợp lý, tương thích được với nhiều loại linh kiện... Nếu so sánh chassis của Supermicro và IBM có cấu hình bằng nhau thì giá thành của Supermicro lại rẻ hơn với người dùng.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về case server. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được chassis là gì, bao gồm những loại nào và cách chọn chassis server phù hợp...

Copyright © 2010-2022 Vlink Computer - Đã Đăng Ký Bản Quyền  DMCA.com Protection Status